Gia công vật liệu bằng thiết bị kết hợp công nghệ CNC đã trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Khi nói về máy công nghệ CNC có thể kể đến máy cắt CNC, máy tiện CNC, máy phay CNC,… và đặc biệt nhất là máy tiện phay CNC. Bài viết sẽ đem tới những thông tin bổ ích về dòng máy gia công đặc biệt này.
Vật liệu sử dụng cho máy tiện phay CNC
Máy tiện phay có thế mạnh là gia công trên nhiều loại vật liệu. Những vật liệu ấy có thể là nhôm, thép, đồng, titan, nhựa, gỗ,… Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp thường sử dụng máy tiện phay gia công với kim loại nhằm tạo ra sản phẩm với số lượng lớn cũng như đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Nhựa có tính chất nhiệt độ nóng chảy lẫn độ cứng thấp hơn kim loại nên ít doanh nghiệp sử dụng nhựa làm vật liệu. Đối với những xưởng sử dụng vật liệu nhựa thì xưởng hay sản xuất mẫu chi tiết của các phụ tùng trước khi sản xuất hàng loạt. Nhựa có ưu điểm lớn chính là giá thành thấp hơn những chất liệu khác.
Ngoài ra, mỗi vật liệu gia công có mức giá khác nhau tùy thuộc vào ngân sách doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chọn nhôm làm vật liệu thì hãy sử dụng loại nhôm 6061, nếu sử dụng nhựa thì chọn loại nhựa ABS tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào chi phí mà người dùng cần chú trọng vào thông số kỹ thuật của từng vật liệu.
Thông số kỹ thuật sẽ giúp người dùng xác định vật liệu đó về độ cứng, nhiệt độ nóng chảy cũng như ưu điểm và nhược điểm khi gia công. Tương tự giữa hai vật liệu nhôm và thép, nhôm có độ cứng thấp hơn thép, do đó khi gia công sẽ gặp nhiều khó khăn hơn gia công thép. Doanh nghiệp cũng không thể sử dụng chất liệu quá cứng như gốm hoặc quá mềm như silicon để làm vật liệu.
Máy tiện phay CNC có thể tạo ra sản phẩm gì?
Các sản phẩm hiện nay hầu hết đều được gia công bằng những dòng máy áp dụng công nghệ CNC, đặc biệt là máy tiện phay CNC. Điểm chung của những sản phẩm này là đòi hỏi độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn cũng như độ sai lệch khi sản xuất hàng loạt là rất thấp.
Doanh nghiệp có thể thấy sản phẩm được chế tạo từ máy tiện phay như khuôn mẫu, trục, ốp lưng điện thoại, bánh răng, bánh đà, cánh quạt, ròng rọc,… Tất cả sản phẩm đều được máy tiện phay gia công chính xác, xử lý bề mặt cũng như chi tiết bên trong. Tuỳ vào loại sản phẩm, máy tiện phay có thể gia công 3 dạng khác nhau là gia công góc, gia công bề mặt và gia công phẳng.
Lợi thế và khó khăn khi hoạt động của máy tiện phay CNC
Dù được cải tiến bằng việc áp dụng công nghệ CNC nhưng máy tiện phay vẫn có những lợi thế lẫn khó khăn khi hoạt động. Qua lợi thế, khó khăn này, doanh nghiệp có thể tự mình biết cách nên áp dụng máy vào gia công những loại vật liệu gì.
Lợi thế của máy tiện phay CNC
Khả năng vận hành từ xa: Người thợ đã từng vất vả khi gia công vật liệu phương pháp tiện phay thủ công. Với máy tiện phay này, người thợ chỉ việc đứng ở xa và điều khiển máy gia công. Không những thế, máy tiện phay không đòi hỏi quá nhiều về tay nghề gia công của người thợ.
Tính linh hoạt cao: Máy tiện phay sẽ thay thế người dùng làm hết công việc gia công vật liệu. Máy tiện phay có thể kết nối với nhiều thiết bị điều khiển khác nhau. Thông qua thiết bị đó, người dùng sẽ điều chỉnh bằng phần mềm lập trình mã hoá các câu lệnh để điều khiển máy tiện phay. Máy cũng không cần người điều khiển có trình độ gia công cao để điều khiển máy.
Tăng năng suất gia công: Nếu khi xưa, người thợ phải tự tay gia công trong hàng giờ liền cho ra một sản phẩm thì với máy tiện phay, trong thời gian ấy có thể làm ra nhiều sản phẩm. Trong cùng một thời gian, số lượng sản phẩm tăng lên đồng nghĩa năng suất gia công của doanh nghiệp tăng lên.
Đảm bảo độ chính xác cho sản phẩm: Máy tiện phay vừa giúp tăng năng suất gia công vừa đảm bảo sản phẩm hoàn thiện chất lượng. Tất cả sản phẩm được gia công từ máy tiện phay đều đạt tiêu chuẩn sản xuất và độ chính xác cao.
Giảm nhân lực, giảm chi phí sản xuất: Từ khi sử dụng máy tiện phay, các doanh nghiệp có thể giảm bớt nhân lực đáng kể, tiết kiệm ngân sách cho công ty. Ngoài ra, máy tiện phay cũng không đòi hỏi nhiều chi phí sản xuất dẫn đến việc chi phí sản xuất giảm.
Gia công chi tiết nhỏ: Khi sản xuất, người thợ không thể gia công tới những chi tiết nhỏ và không đảm bảo độ chính xác cao cho sản phẩm. Tuy nhiên với máy tiện phay lại khác, máy có thể gia công mọi ngóc ngách sản phẩm đúng với bản thiết kế của doanh nghiệp.
Khó khăn của máy tiện phay CNC
Giá thành máy tiện phay cao: Máy được áp dụng công nghệ CNC đồng nghĩa giá thành của máy khá cao. Điều đó dẫn đến chi phí sửa chữa của máy tiện phay không hề nhỏ như các loại máy gia công khác. Ngoài ra, việc này cũng ảnh hưởng tới ngân sách của doanh nghiệp nhỏ lẻ. Đa số những doanh nghiệp sử dụng máy tiện phay CNC đều là doanh nghiệp lớn, đã và đang phát triển.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy tiện phay cao: Khi giá thành máy tiện phay cao thì việc các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cũng tăng theo. Không những thế, nếu máy bị hư hỏng thì doanh nghiệp sẽ tốn kha khá chi phí để mua phụ tùng thay thế.
Sự phối hợp trước gia công: Trước khi gia công, doanh nghiệp phải trải qua nhiều khâu như thiết kế sản phẩm, chuẩn bị vật liệu,… Do đó, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ trong các khâu này góp phần đảm bảo chất lượng cho sản phẩm gia công.
Khả năng hoạt động của máy tiện phay CNC
Máy tiện phay CNC có cấu tạo chung là trục chính và bàn gá. Trục chính được gắn đầu dao cắt giúp tiện phay vật liệu dễ dàng. Bàn gá là nơi có chức năng giữ cố định vật liệu trong lúc gia công. Khi gia công, trục chính sẽ di chuyển dao cắt gần vật liệu theo hướng lên xuống và bàn gá giữ cố định vật liệu theo hướng X và Y.
Để máy tiện phay hoạt động được, người thợ cần truyền tới hệ thống máy tín hiệu để máy gia công theo tín hiệu đó. Trước bước gia công, doanh nghiệp phải chuẩn bị một bản thiết kế 2D hoặc 3D bằng các phần mềm thiết kế trên máy tính. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa bản vẽ đó vào phần mềm khác để mã hoá bản vẽ thành ngôn ngữ lập trình để máy tiện phay hiểu và thực thi.
Trong lúc bản vẽ được mã hoá, người dùng cũng thêm vào lệnh yêu cầu sử dụng các loại dụng cụ gia công nào như dao tiện, dao phay,… Khi hoàn tất việc mã hoá bản vẽ cùng loại dụng cụ gia công, người thợ sẽ đưa vật liệu gắn cố định vào bàn gá. Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh một số thông số cần thiết như tốc độ cắt, tốc độ di chuyển, tốc độ tiến dao,…
Sau các bước trên, máy tiện phay sẽ bắt đầu hoạt động và người thợ chỉ cần theo dõi quá trình gia công của máy. Việc theo dõi có mục đích giúp đảm bảo trong lúc máy hoạt động sẽ không có sự cố gì xảy ra. Nếu có sự cố xảy ra, người thợ có thể ngừng gia công để điều chỉnh lại cho thích hợp với nhu cầu gia công.